Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

HỌP LỚP 12A11 NĂM 2008

Tối thứ tư, 12/11/2008
Thế là đã 9 năm kể từ khi lớp 12A11 của Minh tui đậu tốt nghiệp với kết quả làm ngỡ ngàng nhiều thầy cô trong trường.
Không biết lớp 12A1 của Minh tui có thành tích gì nhiều hay không nhưng bản thân Minh tui đã cảm nhận được điều mà mọi người nói "Nhất qỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Đã có nhiều bạn bè trong lớp lập gia đình (trng đo có Minh tui), con cái đầy đàn (chỉ thiếu cháu đống mà thôi)
Vẫn cón đó những kuôn mặt của bao nhiêu năm trước.
Vẫn là những nét thơ ngây hiện trẹn nhữn khuôn mặt ....... già hơn trước.
Vẫn là những nụ cười hồn hiên, lạc quan của tuổi học trò.
Vẫn còn đó niềm kiêu hãnh của 12A11.
Hy vọng rằng năm sau kỷ niệm 10 ngày ra trường, lớp chúng ta sẽ tập trung đầy đủ hơn. Sẽ là một buổi tiệc họp mặt thật hoành tráng và sẽ có nhiều dâu, rể, con cháu của chúng ta cùng tham dự.
Sau đây là 1 vài hình ảnh Minh tui muốn chia sẻ cùng với mọi người.
Photobucket



Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Mỏ nhọn thế...............
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Đôi này mới cưới đấy.
Photobucket
Photobucket
Chụp chung với tập thể lớp 12A11.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

TIP

Sau khi sử dụng một dịch vụ, nếu bạn hài lòng và tự nguyện gửi một số tiền thưởng cho phía đối tác cung cấp dịch vụ, khoản tiền đó được gọi là “tiền boa” (“tiền bo”) hay nói theo tiếng Tây là “tiền tip”!

Còn nhớ cái thời TK mới ra trường, đi làm tiếp tân khách sạn; khách sạn nhỏ thôi, toàn mấy anh chị vào đấy ăn nem, ăn chả… lương thì bèo bọt nhưng mà mấy anh chị tip cho cũng nhiều! Nên lương thì được hơn 1 triệu mà “tiền tip” chắc cũng gần 1 nửa tiền lương…

Còn nhớ một lần, khách check out đi rồi, TK mới phát hiện ra CMND của anh khách còn để ở quầy tiếp tân, do TK quên trả. TK cất vào ngăn tủ, vào sổ giao ca đàng hoàng. Mấy bữa sau, anh khách quay lại lấy gặp đúng TK; anh nhận lại CMND mừng quá móc túi cho TK tờ 50.000đ. Từ chối mãi không được (vì trả lại giấy tờ cho khách là nghĩa vụ của tiếp tân mà, thiếu sót quên trả chưa bị mắng là may rồi ), TK... nhận luôn!!!


Từ đó quen sống nhờ vào tiền tip, mỗi khi được khách tip cho TK rất sung sướng & cảm kích. Đóng vai người nhận tiền tip rồi thì mới biết quý tiền tip và từ đó mới biết… tip. Sau này, không còn làm dịch vụ, TK không có dịp nhận tiền tip nữa. Ngược lại, có nhiều lúc ở vị thế người được phục vụ, TK vẫn không quên chuyện ngày xưa, mỗi khi hài lòng là móc ví ra tip ngay… Tiền tip không cần lớn lao, giá trị chỉ cỡ bằng ly café đá là ổn rồi bạn ạ!

Còn nhớ một giai thoại về tip nghe như chuyện lạ nhưng mà… có thật ở Mỹ như sau. Một người khách VN vào nhà hàng, ăn xong vì không biết (và ko có thói quen) nên ko tip cho người phục vụ bàn. Hôm sau người khách Việt đó trở lại, người phục vụ bàn xấu hổ không dám ra tiếp… thì ra người ta tưởng cung cách phục vụ của mình không tốt, nên khách không hài lòng mà không bo cho! Lịch sự đến thế là cùng… Mấy bác Việt Nam nên học hỏi người phục vụ này mà coi lại thái độ “phục vụ” của mình cũng như mỗi người chúng ta cũng nên tập dần thói quen tặng tiền bo!

Một câu chuyện khác; lần đầu tiên TK đi Thái Lan… ngồi trên xe buýt từ sân bay về khách sạn, chị hướng dẫn viên người Thái Lan, sau khi giới thiệu về đất nước và con người, có nhắc nhở mọi người: “Mỗi buổi sáng, trước khi rời phòng đi chơi. Anh chị vui lòng để 10 hoặc 20 Bạt (~4.000-8.000đ) gì đó trên giường; là tiền mình bo cho người phục vụ phòng. Số tiền không nhiều với mình nhưng không ít với người ta. Cái này không ép buộc nhưng mong anh chị rộng lòng đóng góp; mình đi chơi cả ngày về, có cái giường thẳng thớm để ngủ, khăn tắm sạch để lau mình… cũng nhờ công sức dọn dẹp của người ta!” Thấy rõ ràng chí lý, người hướng dẫn viên đã thể hiện tốt trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình: không quên nâng đỡ những người chung tay tạo nên nghề nghiệp cho mình. Chị nhắc nhở khách như vậy, không ai ta thán chị; ngược lại thêm quý và tôn trọng đất nước của chị…

Ghi nhớ bài học của chị hướng dẫn, sau này có dịp đi đâu phải ở khách sạn, cho dù là trong nước hay ngoài nước, khách sạn to hay nhỏ, TK đều để lại chút tiền tip trên giường (đây là cách thức đúng để tip; nếu bạn để ở đâu khác, nhân viên dọn phòng sẽ nghĩ rằng bạn để quên, không dám lấy đâu!). Sau khi xếp gọn tiền trên giường, TK thường có cảm giác khoan khoái vì biết món quà bất ngờ của mình sẽ được đón nhận một cách nồng nhiệt…

Đợt vừa rồi đi HK, TK ở chung phòng với một anh quay phim. Anh ít đi, nên không quen tip. Mỗi buổi sáng TK đều để tip trên giường, đến ngày cuối cùng anh mới biết. Sau khi giải thích cho anh, TK còn nói thêm: “Mình bo không chỉ vì dịch vụ của người ta tốt. Mà còn là một cách thể hiện tinh thần dân tộc; không để người ta đánh giá: “Đúng là bọn khách Việt Nam, bủn xỉn!”… Hãy thay đổi suy nghĩ của người ta về người Việt chúng ta, bắt đầu từ những đồng tiền tip nhỏ Nghe xong anh quay phim vui vẻ móc hết số tiền cắc còn lại của mình để trên giường. Không chỉ vậy, anh còn xếp tiền thành hình rất đẹp mắt (vụ này TK phải học tập anh)…

Như để chứng minh lời TK: Hai anh em chuẩn bị rời phòng, vừa lúc nhân viên phục vụ phòng người HK xin phép vào nhận phòng; có lẽ thấy tiền tip trên giường, cô lập tức quay ra, cúi đầu cảm ơn hai anh em rối rít…

Tip là một thứ văn hóa nhân bản, người nhận tip rất vui mà người bỏ tiền ra tip cũng hài lòng không kém. Hãy bắt đầu tập nhé bạn, nếu có dịch vụ nào đó làm cho bạn hài lòng… hãy nhớ tip.

SOURCE: Blog THIT KHO