Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

TRÊN ĐỈNH DRAN

Đám cưới thèng bạn mình tổ chức ở Đơn Dương và mình đã nhận lời sẽ làm chuyện ấy cho bạn nên đêm hôm thứ ba đầu tháng 10, cùng với một người bạn khác Bố susu chia tay Saigon, lên xe giường nằm trực chỉ Đơn Dương và nằm ngủ một hơi đến khoảng 4g sáng thì đến nơi, tranh thủ nhận phòng để nghỉ ngơi.
Định cái bụng sẽ nằm nghỉ thêm một chút nhưng chẳng thể nào nhắm được con mắt bên trái hoặc con mắt bên phải vì mọi người đều lục đục dọn dẹp, chuẩn bị đồ đạc để chuẩn bị cho đám cưới vào buổi sáng hôm đó.
Chợt ngó ra cửa sổ nhin xa xa về hướng đèo Dran thì thấy một vầng sáng, đích thị là cái ánh bình minh của phố núi này rồi. Chạy ra sân thượng để cố canh chụp cho bằng được anh mặt trời của buổi sáng hôm đó nhưng ..... bất lực.
Trời sáng nhanh lắm nhưng rất gắt không như phút đón ánh bình minh trên biển, thôi thì không thấy mặt trời nhưng cũng đã chứng kiến được những giây phút như thế này cũng hơi thú vị cho một ngày mới rồi.
Đi uống cafe thôi, không có là không chịu được.
Sáng ngồi nhâm nhi ly cafe thiệt là đã, ly cafe càng đậm đà hơn ly cafe trên saigon chắc là do không khí nên cảm giác thấy ngon hơn chăng.
Ngồi uống cafe nhìn các em học sinh đạp xe đến trường, nhìn các em đạp lên dốc cứ băng băng, vừa đi vừa trò chuyện chứ không phải cắm đầu mà chạy như ở tên phố thị.


Tranh thủ chưa đến giờ làm chuyện ấy cho thèng bạn, mình và một người bạn lại lang thang theo những con hẻm xung quanh khu thị trấn.
Một bé trai co ra đến trường trong cái se lạnh,
con phố yên tĩnh với hàng bông giấy tím lịm, làm cho ngõ nhỏ lại lung linh hơn trong nắng sớm ban mai.
Ở cuối hẻm, những vườn rau xanh mới nhú chào đón 2 kẻ lang thang ở miền đất này
Và chúng tôi đã đến và cũng rời đi cho dù chưa kịp lưu lại được một dấu giày nào trên con hẻm này vì nó đã được tráng betong nên làm sao mà lưu dấu giày được chứ, chỉ kịp lưu lại cái hình thôi.
Lang thang được một chút lại phải quay về nhà nghỉ để làm chuyện ấy cho thèng bạn. KHi xong xuôi mọi việc nhìn đồng hồ chỉ hơn 9g30 thế là 2 thằng lại giao lưu mượn chiếc xe máy để leo Dran với ý định ban đầu là ghé lên Cầu Đất thăm nhà một anh bạn blogger rồi sau đó lên Đà Lạt chơi một vòng rồi về.
Trên quốc lộ 20 đi Dran.


Mình và người bạn đường tranh thủ chụp tấm hình ngay ở chân đèo Dran.
Tự sướng một phát rồi bắt đầu leo đèo.
Đèo Dran là con đèo tiếp nối với đèo Ngoạn Mục để vào Đà Lạt. Dran cũng là tên của một thị trấn thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đèo Dran nằm cao hơn thành phố Đà Lạt và cũng là nơi lạnh nhất thung lũng, quanh năm sương mù bao phủ.
Đèo Dran bây giờ cũng vắng xe nên chúng ta có thể thoải mái cảm nhận không khí, cảnh quan trên đường đi. Đường đèo Dran là một cung rất đáng để những ai muốn ngắm dã quỳ khi mùa mưa kết thúc. Khi Bố susu đi vào đầu tháng 10 đã thấy bạt ngàn dã quỳ đang ra nụ, nụ nhiều lắm. Bây giờ gần cuối tháng 10 rồi chắc là dã quỳ đang nở rộ cung đường đèo này.
Huyện Đơn Dương có ranh giới phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc). Trên địa bàn huyện có sông Đa Nhim chảy từ mặt Bắc sang Tây Nam huyện, trên sông có hồ Đơn Dương khá lớn, ở thị trấn D'Ran. Gần ranh giới phía Đông huyện có ngọn núi Ya Bonnonh cao 1652 m, gần đó về phía Ninh Thuận có đèo Ngoạn Mục khá nổi tiếng nằm trên quốc lộ 27 nối Ninh Thuận với Lâm Đồng.
Bên trái hình là hồ Đa Nhim và đập Đa Nhim. Hồ Đa Nhim thuộc thị trấn Đran, huyện Đơn Dương. Cách Đà Lạt về hướng Đông 40 km trên đường đi Phan Rang. Diện tích mặt hồ là 9,7km2, cao khoảng 1042m so với mực nước biển. Thời tiết xen lẫn giữa ôn đới và nhiệt đới.. Hồ Đa Nhim là một công trình độc đáo của Đông Nam Á được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1962 đến tháng 12 năm 1964 với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản
Trên lưng chừng đèo nhìn xuống thị trấn Dran


Những vườn rau với những khối lập thể, tuy không ấn tượng như những vùng khác nhưng lại có những nét đặc trưng riêng của vùng này.
Đèo Dran vắng vẻ và thưa người qua, dài khoảng 10 km nhưng con đèo quanh co uốn lượn với cảnh quan thay đổi sau mỗi khúc quanh. Suốt con đường vắng vẻ là thiên nhiên hữu tình, những rừng thông trùng điệp, những đồi chè, vườn rau xanh mướt và hoa dại mọc suốt hai bên đường.


Bên góc phải là lát đác vài hoa dã quỳ, khi Bố susu đi thì hoa chưa ra nhiều nhưng nụ thì vô số.
Toàn cảnh hồ và đập Đa Nhim. Quá ấn tượng với Bố susu và người bạn đường của mình.
Lại tranh thủ tự sướng một phát trước khi đến Cầu Đất. Lúc này cũng đã gần trưa nên chụp vài tấm là 2 anh em tranh thủ chạy đến Cầu Đất liền vì anh bạn blogger đang chờ trên đấy....
(còn tiếp)


BỐ SUSU
10-2014

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

LẦN ĐẦU LÀM CHUYỆN ẤY

Làm chuyện gì ai cũng phải có lần đầu ngay cả chuyện ấy, nay Bố susu tui kể chuyện lần đầu làm chuyện ấy của tui. 

Với âm mưu nhận chup hình đám tiệc để kiếm thêm đồng ra đồng dzô nhưng kinh nghiệm về lĩnh vực này gần như bằng 0 nên Bố susu rất muốn có cơ hội để thực tập.
Đám cưới thèng bạn thân rồi đám cưới em trai ở nhà được tổ chức gần nhau vào đầu tháng 10 này, thế là nhận chụp cho 2 đứa tụi nó chỉ mong với dịp này sẽ có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Với đứa bạn thì chỉ chụp phần lễ nghi tại gia ở nhà gái tại Đơn Dương và đám cưới em trai thì sẽ nhận chụp trọn đám cưới từ Bảo Lộc dzìa đến Sài Gòn.

Đám cưới của thèng bạn thân, chuẩn bị qua nhà gái làm lễ.
6 năm trước tui cũng giống như vậy
2 đứa chúng nó ra mắt gia đình 2 họ.

Nhà có 3 anh em thì có 2 đã lập gia đình chỉ còn chú em này hôm nay mới làm đám cưới, thế nên cả nhà ráng lo để có một đám cưới thật chu toàn. Vậy là ông bà nội cùa 2 nhóc susu không còn phải lo chuyện cưới xin nữa rồi, chắc bi chừ chỉ còn lo là 3 đứa nó sống ra sao mà thôi.
 Lễ cưới được tổ chức tại Nhà thờ Tân Bùi, Bảo Lộc.
 Dàn bưng quả quá bảnh bao
 Những thủ tục phải có trong ngày cưới của tất cả các đôi uyên ương.
 Vợ chồng chú em trai của Bố susu

 Những tấm hình hiếm hoi của lễ cưới chú em có cái mẹt của mình

Cũng được một tấm nhí nhảnh cùng với những người bạn thân thiết của 2 anh em.

Nhưng phải công nhận là rất mệt, phải thật sự rất nhanh nhạy để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra trong mọi quá trình của đám cưới nhất là các thủ tục của 2 bên gia đình trong nghi thức lễ tại gia.
Qua 2 đám cưới thật tình là rút được kinh nghiệm rất rất nhiều và chắc chắn để kiếm show đc thì còn phải thực tập thêm rất nhiều.
Đúng là lần đầu làm chuyện ấy rất là mệt nhưng rất đáng.


BỐ SUSU
10-2014

PS: BỐ SUSU nhận chụp hình đám tiệc, thôi nôi, sinh nhật... để kiếm thêm tiền mua sữa cho sushi nhà mình. :)

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

QUÊ HƯƠNG TA ĐÓ

Đi đâu chi cho xa, chỉ cần đi hết quê hương mình thôi là đã có bao nhiều cảnh đẹp rồi

Ôi, cái sự nghiệp đi của tui....

BỐ SUSU
10-2014

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Linh mục ''triều'' và linh mục ''dòng'' khác nhau thế nào?

Hỏi: Thưa cha, con có câu hỏi này muốn hỏi cha: Giữa cha triều và cha dòng có gì khác nhau không? Và con cũng xin hỏi thêm là ơn gọi đến với từng người làm sao thưa cha? Con cám ơn cha nhiều lắm! (Lê Hoàng Tuấn Kiệt)

Hỏi: Thưa cha, con có câu hỏi này muốn hỏi cha: Giữa cha triều và cha dòng có gì khác nhau không? Và con cũng xin hỏi thêm là ơn gọi đến với từng người làm sao thưa cha? Con cám ơn cha nhiều lắm! (Lê Hoàng Tuấn Kiệt)

Đáp:

Anh Lê Hoàng Tuấn Kiệt thân mến,

Triều” và “Dòng” là những từ ngữ khác nhau được dùng để chỉ về hai lối sống khác nhau trong cộng đồng Giáo Hội.

Đa số các linh mục trên thế giới là các linh mục triều (secular priests), phục vụ trong các giáo xứ, ở giữa dân chúng hay “giữa thế gian” (theo tiếng Latin, thế giới là “saeculum”).  Các linh mục này còn được gọi là các linh giáo phận (diocesan priests).  Còn một số linh mục khác, họ là những phần tử của các dòng tu, thuộc những cộng đồng tu trì mà ngày nay gọi là các tu hội đời tận hiến (religious priests). Sự khác biệt chính yếu là các linh mục triều không tuyên giữ ba lời khấn bậc tu trì như các linh mục dòng, mặc dù các linh triều cũng hứa vâng lời Đức Giám mục và hứa sống trinh khiết độc thân nhưng không khấn giữ đức khó nghèo như các tu sĩ.

Các linh mục triều là các linh mục “nhập tịch” vào giáo phận, trực thuộc giáo phận, trực tiếp dưới quyền Đức Giám mục giáo phận, vâng lời và thi hành chức vụ linh mục, đảm nhận những công tác do Đức Giám mục chỉ định. Chủ yếu các linh mục triều là phục vụ trong các giáo xứ, thi hành việc mục vụ. Thông thường, các linh mục triều hoạt động trong địa hạt giáo phận của mình.

Trái lại, các linh mục dòng là các cha hội nhập vào các dòng tu, là tu sĩ, phần tử của các dòng tu, tuyên giữ lời khấn dòng (khiết tịnh, khó nghèo, và vâng lời bề trên), trực tiếp vâng lời bề trên dòng trong mọi sự việc và đảm nhận những công tác do bề trên chỉ định. Các công việc của các linh mục dòng tùy thuộc đoàn sủng mỗi dòng. Họ có thể thi hành những việc về phụng vụ, quản trị, mục vụ, truyền giáo, giáo dục, xã hội, y tế, nghệ thuật, truyền thông, lao động… Các linh mục dòng có thể được gửi đi hoạt động bất cứ nơi nào nhà dòng được phép hoạt động. Các cha dòng cũng được bề trên gửi đến các giáo phận để phục vụ như các cha triều và trong khi phục vụ chúng ta cũng khó phân biệt họ với linh mục triều.

Ngoài ra, trong thực tế, ta còn thấy sau chữ ký hay danh xưng của các linh mục dòng còn có thói quen viết thêm chữ tắt tên của dòng mình như: 

 S.J. (Societas Jesus – Dòng Tên)
O.P. (Ordo Predicatorum – Dòng Đa Minh), 
O.F.M. (Ordo Fratrum Minorum – Dòng Thánh Phanxicô)
CSsR (Congregatio Sanctissimi Redemptoris – Dòng Chúa Cứu Thế)
CMC (Congregatio Matris Corredemptricis – Dòng Đồng Công), 
M.S. (Missionarus Salettensis – Dòng LaSalette)
C.F.C.(Congregatio Fratrum Christianorum – Dòng Sư Huynh Lasan)
O.H. (Ordo Hospitalis – Dòng Bệnh Viện – Gioan Thiên Chúa)
S.D.B. (Società Salesiana di San Giovanni Bosco – Dòng Salesian Don Bosco)
O.S.B (Ordo Sancti Benedicti – Dòng Biển Đức), S.V.D. (Societas Verbi Divini – Dòng Ngôi Lời), …


Các Linh mục dòng Đa Minh
 Sau đây là bảng tóm lược một số các điểm khác biệt giữa linh mục triều và dòng:
Linh mục triều (giáo phận)Linh mục dòng
Cộng đoànGiáo phậnNhà dòng
Bề trênĐức giám mụcBề trên dòng
Lời khấnKhông có lời khấn dòngCó 3 lời khấn dòng
Độc thânĐộc thânĐộc thân
Khó nghèoĐược làm chủ, sử dụng của cải tiền bạc theo ý mìnhPhải có phép bề trên
Sống chungThường không có đời sống cộng đồngCó đời sống cộng đồng - sống chung
Linh đạoKhông có linh đạo riêngSống theo linh đạo của dòng
Phạm vi hoạt độngThường trong giáo phậnBất cứ nơi nào được sai đến
Công việcChủ yếu là phục vụ trong giáo xứĐa dạng, tùy đoàn sủng của dòng
Ký hiệu sau danh xưngKhông cóCó ký hiệu là chữ tắt tên của dòng


Còn về ơn gọi thì tùy thuộc nhiều yếu tố theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn thích hợp cho từng người.



(Lm. Phi Quang, WGP.Hải Phòng)
(BỐ SUSU SƯU TẦM)
http://baoconggiao.com/vi/news/Song-Dao/Linh-muc-trieu-va-linh-muc-dong-khac-nhau-the-nao-4330/ 

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

CÂY BÁCH THỦY TIÊN

Chụp hình hoa thì nhiều nhưng trí nhớ không được dzai của mình thì rất dở, hỏi tên hoa xong rồi lại quên.
Thôi thì lưu lại để mình và những ai giống mình có thể biết thêm một chút thông tin về nó.
Cây bách thủy tiên này có nhiều người gọi nó là Thủy quỳnh nhưng khi tìm thông tin Thủy quỳnh trên google thì lại ra một loại ra chỉ là gần giống thôi.


Cây Bách thủy tiên (Echinodorus cordifolius)
Tên phổ thông: Bách thủy tiên, Từ cô lá tim.
Tên khoa học: Echinodorus cordifolius 
Họ thực vật: Alismataceae (Từ cô).
Nguồn gốc xuất xứ:Phân bố ở Việt Nam




Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: cây có chiều cao từ 40-60cm. Lá có màu xanh sáng, bóng, hình ovan hơi tròn, chóp nhọn hình mác, đáy hình tim, dài 10-12cm, rộng 7-9 cm. Lá tròn và rộng hơn khi sống chìm dưới nước.
Hoa, Qủa, Hạt: Hoa tụ tán trên 1 phát hoa dài 60-80cm, phát hoa có khoảng 3-9 vòng hoa, mỗi vòng hoa có từ 3-15 chiếc. Hoa màu trắng với 3 cánh hoa rời.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
Phù hợp với: Cây thích hợp đất với nhiều mùn và có thể chịu bóng một phần với độ sâu tối đa khoảng 15cm.
(Nguồn)



BỐ SUSU
10-2014