Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

MÀU HOA PHƯỢNG THẮM NHƯ MÁU CON TIM


"Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...." nhớ ngày xưa mình cũng bị nhiễm bài này nặng lắm, từ lưu bút, băng nhạc, bạn bè... cái thời mà internet chưa có lên ngôi.

Ngày đó, cứ thấy phượng là thấy hè mà thấy hè là thấy chuẩn bị được chơi bời cho đã chứ không giống như bây giờ hè cũng học dù là học ít hơn.
Tranh thủ rảnh mình xách xe qua khu quận 2 kiếm đường phượng mà chụp, cũng may lơ ngơ thế nào đó mà đi đến được khu bày. Toàn khu nhà cao cửa rộng, không gian yên tĩnh lại có nguyên một con đường trồng toàn hoa phượng cho mà thỏa thích chụp.
Con đờ-rim này nó theo mình những 7 năm tờ-rời rồi, cứ đi đi về về mỗi ngày từ nhà đến cty và chở con đi học là chính.

Các hoa của phượng lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng
Cây Phượng Vĩ tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp sắc, thường được trồng làm cây tạo cảnh quan, cây bóng mát trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học. Cây còn được trồng lấy gỗ dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, tạo các đồ thủ công mỹ nghệ…

BỐ SUSU
06-2015

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

TÁC HẠI CỦA VIỆC THỨC KHUYA, NGỦ MUỘN

NHỮNG TÁC HẠI KHI THỨC KHUYA
★ Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.
★ Từ 23h - 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
★ Từ 1h - 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

★ Từ 3h - 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
★ Từ 5h - 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.
★ Từ 7h - 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.
★ Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

TÁC HẠI CỦA VIỆC THỨC KHUYA, NGỦ MUỘN
••• Giảm trí nhớ.
••• Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
••• Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
••• Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
••• Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
••• Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
••• Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10h - 11h tối, da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
••• Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
••• Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
••• Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
THEO ĐỒNG HỒ SINH HỌC THÌ:
★ Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
★ Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.
★ Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc-môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh.
Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Hi vọng bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.
NGUỒN: Alobacsi
(BỐ SUSU SƯU TẦM)

PHƯỢNG BẠCH ĐẰNG

Loanh quanh quẩn quẩn làm chi đó và đi đâu đó nhưng lại lạc bước đến Bến Bạch Đằng, tự nhiên lại thấy một gó ảnh hơi bị hay nên đành móc súng ngắn ra chụp vội.
Bến Bạch Đằng sẽ chỉ còn là một công viên để mọi người có thể ngắm cảnh ven sông và phố đi bộ Nguyễn Huệ của đất Saigon trong những ngày sắp tới.

Trong ảnh là tàu săn ngầm HQ-09 của Việt Nam, là một trong những tàu được Liên Xô viện trợ và những năm 1980 và ta vẫn còn dùng đến ngày nay.
Rồi nhà máy Bason cũng sẽ được di dời đi chổ khác, thế là mấy chiếc tàu chiến này cũng sẽ di dời theo, làm mình sẽ ko còn canh chụp đc những chiếc tàu chiến được đóng mới hoặc vào sữa chữa của Hải quân mình. Tự nhiên nhớ mấy chiếc Molniya mà mình đã chụp quớ.
 Bên kia sông, Thủ Thiêm sẽ không còn lụp xụp nữa mà thay vào đó sẽ là một đô thị mới, hứa hẹn sẽ thật quành tá tràng nhưng kéo theo đó không biết những hệt lụy sẽ xảy ra khi đây chỉ là một vùng trũng, một hòn đảo, một khu đất yếu có thể chịu nổi một khu đô thị mọc trên vai của nó không.
Những cành phượng đỏ rực, lơ lững chìa ra mé sông. Phượng, cuối cùng ta cũng săn được em rồi.  


BỐ SUSU
06-2015

Tục ăn bánh tro giết sâu bọ ngày Đoan ngọ

Vào ngày giết sâu bọ, nhiều gia đình thức dậy sớm tranh thủ ăn đĩa bánh tro, bát rượu nếp và dăm ba quả mận, vải.
Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Bởi vậy vào tiết này, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa. 
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. 
Hiện nay, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống như rượu nếp, bánh tro, quả mận, vải...
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn. 
Có hai lựa chọn là cơm nếp cẩm và cơm nếp trắng thường được ăn luôn từ sáng sớm. Người dân quan niệm, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. 
Món bánh tro dân dã cũng xuất hiện trong mâm cúng của nhiều gia đình. 
Bánh được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín. Bánh ăn kèm với mật mía, bánh mát, dễ tiêu. 
Mận hậu phổ biến vào mùa hè ở miền Bắc. Đây cũng là loại quả không thể thiếu trong ngày giết sâu bọ.
Hiện nay, Tết Đoan Ngọ không được tổ chức to như trước đây. Nhưng các gia đình vẫn cố gắng để có đủ các món cơ bản trong ngày lễ đặc biệt này. 
Vải thiều hạt nhỏ cũng có thể lựa chọn bổ sung cho mâm cúng. Các bậc cha mẹ cũng có thể đem lại niềm vui, sự háo hức cho con với truyền thống văn hóa này.
Vũ Minh Quân
(BỐ SUSU SƯU TẦM)

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

59 kiểu tạo dáng nữ khi chụp ảnh

Với 59 kiểu tạo dáng các bạn gái khi chup ảnh, các phó nháy sẽ thấy giữa lý thuyết áp dụng thực tế như thế nào
Các kiểu tạo dáng chụp ảnh nữ
Các kiểu tạo dáng chụp ảnh nữ


[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG] [IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
 


Nguồn tin: Vietdesigner và Lepser
Nguồn tin: Vietdesigner và Lepser
(BỐ SUSU SƯU TẦM)