Một ngày cuối tháng tư thật mát mẻ từ sáng đến chiều, được một ngày cái oi ả của đợt nắng phải trốn sau cái mát nhẹ của làn mưa.
Có một ngày như vậy thiệt là đã sau nhiều ngày nóng bức.
Bố susu
04-2014
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
XƯNG HÔ
Làm quen với blog khi còn ở yahoo360, sau đó chuyển qua blog Multiply rồi định cư tới bây giờ ở khu dân cư blogspot này. Một thời gian không ngắn với một điềm vui riêng giành cho bản thân ngoài gia đình và bạn bè.
Chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi trong thể giới blog này nhưng những người bạn bè blog của Bố susu phần lớn là những anh chị lớn tuổi, chỉ một phần nhỏ ngang tuổi với Bố susu thôi nên phần xưng hô trên blog lại là một vấn đề bản thân Bố susu thấy rất khó xử.
Xin đưa một vài ví dụ:
* Một nhóm các anh chị trong blog chơi với nhau, Bố susu có trao đổi với một số anh chị xưng anh - ngọt xớt. Nhưng có một lần gặp gỡ bên ngoài, vẫn giữ cách xưng hô như cũ nhưng khi gặp người lạ trong nhóm thì lại xưng hô chú - cháu, cô - cháu với các anh chị chưa trao đổi lần nào.
* Có một số anh chị blog lớn tuổi nhưng vì Bố susu nghĩ xưng hô em - bác, em - chị... để cảm thấy gần gũi hơn trong giao tiếp.
Nhưng thật sự Bố susu không biết cách gọi như vậy có bị gọi là vô lễ không nên Bố susu cảm thấy rất khó xử về việc này.
Xin các cô dì chú bác, các anh chị trong thế giới blog thật này cho ý kiến và hiến kế cho Bố susu một cách xưng hô ntn cho thật gần gũi với nhau.
Xin cám ơn cả nhà.
Bố susu
04-2014
Chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi trong thể giới blog này nhưng những người bạn bè blog của Bố susu phần lớn là những anh chị lớn tuổi, chỉ một phần nhỏ ngang tuổi với Bố susu thôi nên phần xưng hô trên blog lại là một vấn đề bản thân Bố susu thấy rất khó xử.
Xin đưa một vài ví dụ:
* Một nhóm các anh chị trong blog chơi với nhau, Bố susu có trao đổi với một số anh chị xưng anh - ngọt xớt. Nhưng có một lần gặp gỡ bên ngoài, vẫn giữ cách xưng hô như cũ nhưng khi gặp người lạ trong nhóm thì lại xưng hô chú - cháu, cô - cháu với các anh chị chưa trao đổi lần nào.
* Có một số anh chị blog lớn tuổi nhưng vì Bố susu nghĩ xưng hô em - bác, em - chị... để cảm thấy gần gũi hơn trong giao tiếp.
Nhưng thật sự Bố susu không biết cách gọi như vậy có bị gọi là vô lễ không nên Bố susu cảm thấy rất khó xử về việc này.
Xin các cô dì chú bác, các anh chị trong thế giới blog thật này cho ý kiến và hiến kế cho Bố susu một cách xưng hô ntn cho thật gần gũi với nhau.
Xin cám ơn cả nhà.
Bố susu
04-2014
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
VÀI DÒNG CHO CON, NHOK SUSHI CỦA BỐ
Ghi lại những khoảnh khắc của nhok sushi khi bố nó mới khui cái máy mới. Có máy mới nên mẫu đầu tiên được chọn để chụp là nhok nhỏ, chụp lúc ku cậu ngủ, chụp lúc ku cậu đang chơi...
Ghi vội lại cu cậu lúc tròn 3 tháng tuổi, chỉ mong nhon ngoan ăn, chóng lớn và luôn mạnh khỏe là bố mẹ nó mừng lắm rồi
Bố susu
04-2014
Nhìn con ngủ sao mà thương thương thế Con ngủ ngoan trọn cả giấc say tròn |
Khi con thức ánh mắt con biết hát Hát vu vơ nhưng bố mẹ thuộc lời |
Mai con lớn cũng nhìn đời như thế Đời thương con rồi người cũng thương con |
Khi con cười cả thế giới chuyển động Thế giới kia là bố mẹ của con |
Bố susu
04-2014
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
GIÁO XỨ BẢO LỘC
Một lần đến với Bảo Lộc đi ngang qua một ngôi nhà thờ có kiến trúc rất độc đáo nên đã định trong bụng sẽ quay lại ngôi nhà thờ này, Giáo xứ Bảo Lộc.
Là một phần của vùng đất cao nguyên Lâm Viên, bảo Lộc luôn có một khí hậu tươi mát quanh năm, cư dân sống đông đúc và đặc biệt là rất đông dân xứ khác về đây khai khẩn, lập nghiệp rồi sống tại mảnh đất này. Vùng đất này rất đông người công giáo nên chúng ta sẽ gặp rất nhiều nhà thờ tại đây.
Nhà thờ Bảo Lộc do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, có kiến trúc rất độc đáo, vuông - tròn với hàm ý "Trời tròn đất vuông". Phía ngoài hình vuông tượng trưng cho đất. Phía trong hình tròn tượng trưng cho trời, được chống đỡ bởi 12 cây cột biểu hiệu cho 12 tông đồ của Giáo hội Công giáo.
Phần trần nhà thờ là một mái vòm tròn đường kính 36m, được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m). Trần nhà thờ được làm bằng chất liệu thạch cao với những nét khắc tinh tế, đây cũng là điểm nhấn của công trình này. Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66m2 gồm 33 bức, đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.
Bố susu
04-2014
Là một phần của vùng đất cao nguyên Lâm Viên, bảo Lộc luôn có một khí hậu tươi mát quanh năm, cư dân sống đông đúc và đặc biệt là rất đông dân xứ khác về đây khai khẩn, lập nghiệp rồi sống tại mảnh đất này. Vùng đất này rất đông người công giáo nên chúng ta sẽ gặp rất nhiều nhà thờ tại đây.
Nhà thờ Bảo Lộc do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, có kiến trúc rất độc đáo, vuông - tròn với hàm ý "Trời tròn đất vuông". Phía ngoài hình vuông tượng trưng cho đất. Phía trong hình tròn tượng trưng cho trời, được chống đỡ bởi 12 cây cột biểu hiệu cho 12 tông đồ của Giáo hội Công giáo.
Mặt trước nhà thờ với một kiến trúc rất lạ, gây ân tượng mạnh với mọi người. |
Phía trước nhà thờ là một khoảnh sân rất rộng. |
Bên hông nhà thờ dẫn xuống một dãy nhà xứ phía sau. |
Phần trần nhà thờ là một mái vòm tròn đường kính 36m, được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m). Trần nhà thờ được làm bằng chất liệu thạch cao với những nét khắc tinh tế, đây cũng là điểm nhấn của công trình này. Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66m2 gồm 33 bức, đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.
Bên trong nhà thờ |
Gian cung thánh |
Một điêu khắc tên trần nhà thờ |
Các bộ tranh kính |
2 bên hông nhà thờ là các tượng điêu khắc thể hiện lại 14 chặng đàng thánh giá |
Nhà xứ phía sau nhà thờ |
Nhà thờ cũ nay được sử dụng làm hội trường |
Toàn cảnh nhà thờ Bảo Lộc mới và cũ |
04-2014
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
BÌNH MINH TRÊN MẶT HỒ PHỐ NÚI B'LAO
B'lao là tên gọi của ngày xưa còn bây giờ là thành phố Bảo Lộc.
Bây giờ ai ai cũng gọi là Bảo Lộc nên với thế hệ trẻ thì cái tên B'lao chắc hơi xa lạ giống như tui vậy. Ấy vậy mà khi nghe người bạn giới thiệu cái tên này tự dưng trong lòng cứ mãi muốn gọi Bảo Lộc bằng cái tên thân thương, mộc mạc B'lao mà thôi.
Ra đến hồ hơi trễ nhưng rất may mắn khi vẫn còn kịp thấy mặt trời tròn vo, nhỏ xíu trên cao.
Ngày xưa thì B'Lao là vùng đất rộng lớn lắm nhưng bây giờ thì chỉ là một phường của thành phố Bảo Lộc mà thôi. Tìm hiểu tên B'lao thì theo người Mạ là đám mây bay thấp và người K'Ho thì B'lao là tốt đẹp.
Vùng đất B'lao ngày xưa phần lớn kiếm sống với trà và cà phê và nay thêm chăn nuôi gia súc đặc biệt là heo. Khi nói chuyện vui với nhau, nhiều người đùa rằng, lên B'lao mà không đi thăm "Dinh ông Hợi" coi như là một thiếu xót rất lớn khi đến với B'lao.
Với khí hậu dịu mát quanh năm, với hương trà thơm bát ngát, và sương mù lãng đãng... B'lao rất dễ làm các lữ khách xốn xang khi dừng chân nơi đây. Hãy đến để cảm nhận và yêu hơn con người và mảnh đất nơi đây mà thiên nhiên đã đặc biệt ưu ái dành cho mảnh đất, con người B'lao...
Tôi đã đến đã đi và sẽ quay lại ......
Bố susu
04-2014
Bây giờ ai ai cũng gọi là Bảo Lộc nên với thế hệ trẻ thì cái tên B'lao chắc hơi xa lạ giống như tui vậy. Ấy vậy mà khi nghe người bạn giới thiệu cái tên này tự dưng trong lòng cứ mãi muốn gọi Bảo Lộc bằng cái tên thân thương, mộc mạc B'lao mà thôi.
Ra đến hồ hơi trễ nhưng rất may mắn khi vẫn còn kịp thấy mặt trời tròn vo, nhỏ xíu trên cao.
Ngày xưa thì B'Lao là vùng đất rộng lớn lắm nhưng bây giờ thì chỉ là một phường của thành phố Bảo Lộc mà thôi. Tìm hiểu tên B'lao thì theo người Mạ là đám mây bay thấp và người K'Ho thì B'lao là tốt đẹp.
Vùng đất B'lao ngày xưa phần lớn kiếm sống với trà và cà phê và nay thêm chăn nuôi gia súc đặc biệt là heo. Khi nói chuyện vui với nhau, nhiều người đùa rằng, lên B'lao mà không đi thăm "Dinh ông Hợi" coi như là một thiếu xót rất lớn khi đến với B'lao.
Với khí hậu dịu mát quanh năm, với hương trà thơm bát ngát, và sương mù lãng đãng... B'lao rất dễ làm các lữ khách xốn xang khi dừng chân nơi đây. Hãy đến để cảm nhận và yêu hơn con người và mảnh đất nơi đây mà thiên nhiên đã đặc biệt ưu ái dành cho mảnh đất, con người B'lao...
Tôi đã đến đã đi và sẽ quay lại ......
Bố susu
04-2014
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
SAIGON MƯA
Những ngày này quá nóng, tưởng rằng đã có những cơn mưa đầu mùa sẽ làm nguôi ngoai đi cái nóng ngoài kia. Nhưng không, mưa xong, nóng vẫn là nóng.
Ta lại mong những ngày mưa mau đến để lúc đó ta lại mong trời đừng làm mưa nữa nữa, mưa nữa lại ướt áo em tôi....
Nhí nhảnh cuối ngày, chủ yếu khoe cái ảnh thôi ạh :)
Bố susu
04-2014
Ta lại mong những ngày mưa mau đến để lúc đó ta lại mong trời đừng làm mưa nữa nữa, mưa nữa lại ướt áo em tôi....
Nhí nhảnh cuối ngày, chủ yếu khoe cái ảnh thôi ạh :)
Bố susu
04-2014
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
ĐÈN GIAO THÔNG
Dạo này chú ý đi xe hay bị anh mấy bồ câu thổi phạt lỗi khi quẹo trái, phải mà không chịu bật đèn xi-nhan.
Mọi người nên bắt đầu nhớ thói quen này nhé không thì lại tốn thêm nhiều tiền "ngu" lắm. Và một điều cũng rất rất quan trọng, khi bật xi-nhan phải để đèn nháy một đoạn trong thời gian khoảng 10s sau khi quẹo nhé nếu không vẫn nộp phạt như thường.
Đèn xanh đi thẳng hay ta quẹo
Lúc thấy đèn này ta cứ đi
Đèn vàng em nó là đây
Muốn đi hay đứng xin tùy các anh
Đèn đỏ nó nè bóp thắng ngay
Kẻo thôi lại tốn mấy xị ngay
Dạo này chúng nó tham "ăn đậm"
Nên phải dừng ngay khi thấy đèn này
Bố susu
04-2014
Mọi người nên bắt đầu nhớ thói quen này nhé không thì lại tốn thêm nhiều tiền "ngu" lắm. Và một điều cũng rất rất quan trọng, khi bật xi-nhan phải để đèn nháy một đoạn trong thời gian khoảng 10s sau khi quẹo nhé nếu không vẫn nộp phạt như thường.
Đèn xanh đi thẳng hay ta quẹo
Lúc thấy đèn này ta cứ đi
Đèn vàng em nó là đây
Muốn đi hay đứng xin tùy các anh
Đèn đỏ nó nè bóp thắng ngay
Kẻo thôi lại tốn mấy xị ngay
Dạo này chúng nó tham "ăn đậm"
Nên phải dừng ngay khi thấy đèn này
Bố susu
04-2014
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
SAO DỄ DZỤ DZẬY?
Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Đường Xe Lửa Răng Cưa Phan Rang - Đà Lạt
Tình cờ lang thang trên nhà fb của anh Van Phuc, thấy có bài sưu tầm rất hay nói về đoạn đường sắt răng cưa cực kì độc đáo của Việt Nam đó là đường ray xe lửa răng cưa Phan Rang - Đà Lạt. Hình ảnh đó chỉ còn trong những tư liệu mà thôi vì hiện nay đoạn đường ray răng cưa hầu như không còn nữa.
Hầu hết mọi người biết rằng Đà Lạt có nhà ga xe lửa đẹp nhất ở Đông Nam Á ( với các đặc điểm của phong cách Art- Deco trong cấu trúc kiến trúc ) , nhưng không nhiều người nhận ra rằng nó đã từng có một trong số ít đường sắt răng cưa độc đáo trên thế giới.
Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, Moncet và Reveron thiết kế nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê công ty Việt Nam để xây dựng trạm này khoảng hai km từ hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Thiết kế của trạm là rõ ràng phương Tây nhưng cũng có một số đặc điểm của một Cao Nguyên (Tây Nguyên) đình với cao, mái dốc của nó. Trạm được chia thành ba khu vực, mỗi một kích thước tốt đẹp với các cửa sổ kính màu và trần nhà cong.
Ngôi tháp cổ đoạn ga Tháp Chàm.
Trên cụm từ thứ hai, giữa 1930-1947 CFI mua 6 đầu máy xe lửa với 2 HG 4/4 đầu máy xe lửa (số CFI 40-308 và 40-309 từ SLM vào năm 1930) và 4 đầu máy xe lửa (số theo thứ tự của CFI 31-201 đến 31 -204) loại 3/4 vào năm 1947 từ Furka-Oberalp Bahn, Thụy Sĩ, đã hoàn toàn điện đường sắt của nó vào năm 1941
Sau khi tuyến đường sắt răng cưa Lang Bian đã được mở, như toàn bộ mạng lưới đường sắt trong Pháp thuộc địa Đông Dương được xây dựng bởi Pháp và được sử dụng để được gọi là CFI (Chemins de Fer de l'Indochine, để thuận tiện cho chúng ta hãy sử dụng CFI như một thực thể chính thức Pháp bài viết này) đầu máy xe lửa bánh xe có răng đã được nhập khẩu vào Việt Nam tại hai cụm từ: cụm từ đầu tiên, CFI đã mua tổng cộng 7 đầu máy xe lửa loại HG 4/4, - 5 đầu máy xe lửa (1924) được thực hiện bởi công ty Thụy Sỹ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv-und Maschinenfabrik) và 2 HG 4/4 đầu máy xe lửa # 40-306 và 307 (được xây dựng và thanh toán bằng Đức sau khi họ đã bị hư hại trong Thế chiến I) - Khi hoạt động giữa 1924-1929, những đầu máy xe lửa mang số theo thứ tự từ CFI 40-301 để CFI 40-307.
Năm 1903 , người Pháp đã xây dựng một tuyến đường sắt kết nối mát , thành phố cao của Đà Lạt với nóng , khu vực đất thấp ven biển Phan Rang để mọi người Pháp thuận tiện hơn có thể sống và làm việc cho khoảng thời gian ở thành phố mát mẻ của Đà Lạt.
Các tuyến đường Đà Lạt - Tháp Chàm 84km lâu dài bao gồm một phần Tháp Chàm - Krông Pha 41km mở cửa vào năm 1919
- Bắt đầu 1903 đến 1913:
Sông Pha - Đà Lạt đường sắt răng cưa cũng là một vẻ đẹp với phong cảnh ở Đông Nam Á, đặc biệt là với đầu máy hơi nước cổ điển kéo những chiếc xe chở khách dọc theo các cạnh hẹp của núi rừng thông. Khi tàu trèo lên "Bellevue" vượt qua (một từ tiếng Pháp có nghĩa là "đẹp-nhìn thấy"), du khách có thể ngạc nhiên trước một bên là núi xanh dốc, còn người kia, không gian mở kéo dài ...
Sau đó là những đoạn dốc và có đường ray răng cưa ở ba nơi khác nhau và năm đường hầm cũng hoàn thành
Một phần tuyến Krông Pha- Đà Lạt dài 43km mở cửa vào năm 1932
(Bố susu sưu tầm)
Hầu hết mọi người biết rằng Đà Lạt có nhà ga xe lửa đẹp nhất ở Đông Nam Á ( với các đặc điểm của phong cách Art- Deco trong cấu trúc kiến trúc ) , nhưng không nhiều người nhận ra rằng nó đã từng có một trong số ít đường sắt răng cưa độc đáo trên thế giới.
Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, Moncet và Reveron thiết kế nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê công ty Việt Nam để xây dựng trạm này khoảng hai km từ hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Thiết kế của trạm là rõ ràng phương Tây nhưng cũng có một số đặc điểm của một Cao Nguyên (Tây Nguyên) đình với cao, mái dốc của nó. Trạm được chia thành ba khu vực, mỗi một kích thước tốt đẹp với các cửa sổ kính màu và trần nhà cong.
Ngôi tháp cổ đoạn ga Tháp Chàm.
Trên cụm từ thứ hai, giữa 1930-1947 CFI mua 6 đầu máy xe lửa với 2 HG 4/4 đầu máy xe lửa (số CFI 40-308 và 40-309 từ SLM vào năm 1930) và 4 đầu máy xe lửa (số theo thứ tự của CFI 31-201 đến 31 -204) loại 3/4 vào năm 1947 từ Furka-Oberalp Bahn, Thụy Sĩ, đã hoàn toàn điện đường sắt của nó vào năm 1941
Sau khi tuyến đường sắt răng cưa Lang Bian đã được mở, như toàn bộ mạng lưới đường sắt trong Pháp thuộc địa Đông Dương được xây dựng bởi Pháp và được sử dụng để được gọi là CFI (Chemins de Fer de l'Indochine, để thuận tiện cho chúng ta hãy sử dụng CFI như một thực thể chính thức Pháp bài viết này) đầu máy xe lửa bánh xe có răng đã được nhập khẩu vào Việt Nam tại hai cụm từ: cụm từ đầu tiên, CFI đã mua tổng cộng 7 đầu máy xe lửa loại HG 4/4, - 5 đầu máy xe lửa (1924) được thực hiện bởi công ty Thụy Sỹ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv-und Maschinenfabrik) và 2 HG 4/4 đầu máy xe lửa # 40-306 và 307 (được xây dựng và thanh toán bằng Đức sau khi họ đã bị hư hại trong Thế chiến I) - Khi hoạt động giữa 1924-1929, những đầu máy xe lửa mang số theo thứ tự từ CFI 40-301 để CFI 40-307.
Năm 1903 , người Pháp đã xây dựng một tuyến đường sắt kết nối mát , thành phố cao của Đà Lạt với nóng , khu vực đất thấp ven biển Phan Rang để mọi người Pháp thuận tiện hơn có thể sống và làm việc cho khoảng thời gian ở thành phố mát mẻ của Đà Lạt.
Các tuyến đường Đà Lạt - Tháp Chàm 84km lâu dài bao gồm một phần Tháp Chàm - Krông Pha 41km mở cửa vào năm 1919
- Bắt đầu 1903 đến 1913:
từ Tháp Chàm (Tourcham) để TÂN MỸ, 41 Km hoàn thành và được sử dụng vào năm 1913
- 1919 hoàn thành từ TÂN MỸ để SONG PHA (Krongpha)
- 1928 "từ SONG PHA để EO GIO (Bellevue)
- 1929 "từ EO GIO để DON DƯƠNG (Dran)
- 1930 "từ DON DUONG đến TRAM HẠNH (Arbre Broye)
- 1932 "từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Một tổng chiều dài 84 Km từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Đà Lạt
Phong cảnh sau đó sẽ tuyệt diệu thay đổi theo địa hình cho đến khi tàu đi vào sương mù, của cao nguyên Lang Bian, một trong những nơi sẽ bắt đầu có mùi hương thơm của rừng thông pha trộn với mùi hương gỗ bị đốt cháy mà giữ cuồn cuộn trở lại từ ống khói của đầu máy. Những gì độc đáo, khó quên mùi hương tự nhiên!- 1919 hoàn thành từ TÂN MỸ để SONG PHA (Krongpha)
- 1928 "từ SONG PHA để EO GIO (Bellevue)
- 1929 "từ EO GIO để DON DƯƠNG (Dran)
- 1930 "từ DON DUONG đến TRAM HẠNH (Arbre Broye)
- 1932 "từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Một tổng chiều dài 84 Km từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Đà Lạt
Sông Pha - Đà Lạt đường sắt răng cưa cũng là một vẻ đẹp với phong cảnh ở Đông Nam Á, đặc biệt là với đầu máy hơi nước cổ điển kéo những chiếc xe chở khách dọc theo các cạnh hẹp của núi rừng thông. Khi tàu trèo lên "Bellevue" vượt qua (một từ tiếng Pháp có nghĩa là "đẹp-nhìn thấy"), du khách có thể ngạc nhiên trước một bên là núi xanh dốc, còn người kia, không gian mở kéo dài ...
Sau đó là những đoạn dốc và có đường ray răng cưa ở ba nơi khác nhau và năm đường hầm cũng hoàn thành
Một phần tuyến Krông Pha- Đà Lạt dài 43km mở cửa vào năm 1932
(Bố susu sưu tầm)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)