Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

VIẾNG LĂNG LÊ VĂN DUYỆT

Khi cái Tết dân tộc đã đi qua nhưng những hoạt động vui chơi, tín ngưỡng vẫn còn đang diễn ra trên khắp các miền của đất nước. Ở sài Gòn, đi viếng Lăng Ông là một hoạt động không thể thiếu của người Sài Gòn  để thể hiện lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832).
Cổng tam quan của lăng từng là biểu tượng được in trên tờ tiền thời Việt Nam Cộng Hòa
Hiện nay lăng Ông nằm trên một khu đất vuông vức, cao ráo rộng gần hai hecta. Cổng chính ở phía Nam địa chỉ số 1 đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, TPHCM. Ba mặt còn lại gồm cổng Tây tiếp giáp với dường Đinh Tiên Hoàng, cổng Bắc trên đường Phan Đăng Lưu và cổng Đông trên đường Trịnh Hoài Đức là khu buôn bán sầm uất của khu chợ Bà Chiểu. Năm 1988, lăng Ông được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa  quốc gia.
Trước Thượng công linh miếu, rất đông khách hành hương đến thắp nhang, đi lễ ở lăng những ngày đầu xuân.
Rất đông khách hành hương thắp nhang trước mộ của Đức tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân
Ở  lăng có xin xăm, rất đông người đang xem lá giải xăm của mình.
Viếng lăng Đức tả quân Lê Văn Duyệt, thắp nén nhang tưởng niệm trước lăng mộ, trước chính điện lăng Ông và được chiêm bái chân dung tượng Đức Tả quân cũng là niềm vui của nhiều khách hành hương từ những cụ già, các nam thanh nữ tú và cả các trẻ em.
Viếng lăng Đức tả quân Lê Văn Duyệt chúng ta lại được một lần tìm hiểu, ôn lại những thăng trầm trong cuộc đời, sự nghiệp của Lê Văn Duyệt đối với công cuộc khai phá, xây dựng mảnh đất Gia Định khi xưa. Đến đây chắc chắn ai trong chúng ta cũng mang trong lòng niềm tri ân, lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã đóng góp, hy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước từ bao đời nay.
Tiền điện là nơi bá tánh thập phương tạ lễ
Trung điện là nơi bá tánh thập phương xin lễ. Ở đây là nơi khách hành hương có thể xin xăm.
Ở Chánh điện bài vị, chân dung Lê Văn Duyệt được đặt chính giữa. Bên trái đặt bài vị thờ Đức Kinh lược Phan Thanh Giản. Bên phải đặt bài vị thờ Đức Thiếu phó Lê Chất.
Đi giữa lối vào lăng rẽ về hướng Thượng công linh miếu, khách hành hương đi giữa hàng cây cổ thụ rợp bóng mát của lăng. Ngày thường, cứ mỗi buổi chiều là nơi ngồi hóng mát của những người dân sống quanh lăng, là nơi vui đùa của các em thiều nhi quanh vùng... những điều ấy tạo nên không khí gần gũi của lăng với những sinh hoạt hàng ngày của người dân sống quanh đó.
Khu vực sân của lăng có rất nhiều cây xanh tạo bóng mát.
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét