Thế là chủ nhà liền dẫn cả bọn đi tham quan bụi tre mạnh tông để cả băng Hai lúa được mãn nhãn.
Mạnh tông là loài cây đa tác dụng. Thân tre làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván ép và làm hàng thủ công mỹ nghệ; nếu thân được ngâm trong bùn ao thì tăng độ bền. Giá trị về kinh tế lớn nhất là măng; măng tre dùng làm thực phẩm, là loại rau sạch được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu.
Măng Mạnh Tông được dùng để nấu các món như: Hầm thịt, nấu lẩu, xào,…. Và đặc biệt là còn được dùng để làm các món ăn chay rất tuyệt.
Măng tre Mạnh Tông là loại măng lành tính, ít đắng vị ngọt thanh. Măng tre có thể dùng ăn tươi và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác như măng hộp, măng chua, măng khô, măng lát, măng sợi...
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm; thân cây tương đối to, thẳng, cứng, vách dày; chiều cao thân 15-20 m, đường kính gốc 7-15 cm, ngọn dài, rũ xuống, đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí sinh, chiều dài lóng 30-40cm, lúc non thân có lông màu nâu nhạt, trên và dưới vòng đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt. Lá hình lưỡi mác dài 10-30 cm, mặt dưới phủ lông mềm. Lớp mo ngoài cùng của măng có màu nâu đen, đây là đặc điểm dễ phân biệt với các loại tre lấy măng khác.
Nhìn chung, tre Mạnh tông thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm, có lượng mưa lớn và có ánh sáng dồi dào, nơi có độ cao dưới 1.000 m so với mặt biển, lượng mưa 2.000 - 2.500mm, nhiệt độ trung bình khoảng 24-250C.
Tre Mạnh tông là loài cây ưa sáng hoàn toàn vì vậy không được trồng dưới tán các cây khác, khi trồng hỗn giao với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm bảo độ chiếu sáng cho tre.
Tre Mạnh tông là loài cây ưa sáng hoàn toàn vì vậy không được trồng dưới tán các cây khác, khi trồng hỗn giao với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm bảo độ chiếu sáng cho tre.
Bố susu
10-2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét