Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

TIẾC CÁI ĐẦU MÁY HƠI NƯỚC

Đến tham quan ga Đà Lạt, một ga rất đặt biệt với tuyến Đà Lạt - Trại Mát dài 7km với thời gian khởi hành tùy thuộc vào số lượng du khách. Tuyến đường sắt này ngày trước là một phần của đoạn đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km do người Pháp cất công xây dựng trong 30 năm từ 1893 đến năm 1913.
Tại sân ga có 2 đoàn tàu thì một đoàn tàu do một đầu máy kéo theo 4 toa tàu, mỗi toa tàu dài 6,5m có 18 chỗ ngồi ở hai dãy ghế và được đóng bằng gỗ từ sàn đến thân, cửa sổ lắp kính, có rèm che, tất cả được thiết kế theo kiểu dáng cổ xưa.


Đoàn tàu còn lại là một đầu máy hơi nước với 2 toa hàng được phục chế để trưng bày. Năm 1990, vì những lý do nào đó VN ta đã bán lại tất cả 7 đầu máy hơi nước cho Thụy Sỹ trong đó có 4 đầu máy có thể còn sử dụng được và thực tế thì họ đạ sữa chữa được và đem 2 đầu máy này vào phục vụ cho tuyến đường sắt răng cưa độc nhất còn lại trên thế giới đó là tuyến đường sắt răng cưa qua đèo Furka của Thụy Sỹ. Tuyến đường qua đèo Furka xây dựng từ năm 1925, được coi là một trong những tuyến đường sắt hiểm trở và đẹp nhất Thụy Sỹ.


Như vậy bây giờ trên thế giới chỉ duy nhất Thụy Sỹ có tuyến đường sắt răng cưa còn đang hoạt động, Việt Nam ta chỉ còn là một cái bóng mờ ảo và ăn theo cái danh đường sắt răng cưa của tuyến Phan Rang - Đà Lạt ngày xưa mà thôi vì trên thực tế tuyến đường sắt răng cưa này không còn nữa.
Khen thay ai bán những đầu máy hơi nước này những năm xưa.
Cách hoạt động của tuyến đường sắt răng cưa:
Tuyến miền núi Tháp Chàm-Đà Lạt có 3 đoạn có đường ray răng cưa để leo dốc và xuống dốc trên 12% (Tuyến leo núi ở đèo Furka bên Thụy Sĩ dốc tối đa chỉ 11,8%): Sông Pha-Eo Gió(có độ cao từ 186m đến 991m), Đơn Dương-Trạm Hành(1016-1515m), Đa Thọ-Trại Mát(1402-1550m). Xen kẽ là các đoạn đường bằng phẳng chạy bằng ray thông thường. Có 5 hầm xuyên đồi núi.
Đầu kéo là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG. HG: là là mã hiệu của đầu kéo dùng cho đường sắt có đoạn có ray răng cưa. Công ty SLM( Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo loại đầu máy HG này. Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM Winterthur Thụy Sĩ để mua đầu máy đặc hiệu HG4/4. Loại đầu HG4/4 này chỉ dùng ở VN. Loại đầu máy này với 4 trục bánh vận hành đồng bộ là kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nhằm đáp ứng chạy tàu vùng có độ dốc trên 12%. Ba đoạn có ray răng cưa để leo núi có tổng chiều dài 16km. tàu chạy đến ga chót Đà Lạt không cần trở đầu mà chỉ chạy ngược đầu (tức khoang lái ở phía trước) để đổ dốc về lại ga Tháp Chàm.
Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa nầy có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng. Hệ thống vận hành răng cưa Winterthur bao gồm 2 bộ phận cơ khí vận chuyễn sức kéo biệt lập: một bộ vận hành sức kéo đường mặt bằng và một cho đường răng cưa. Trục bánh kéo đường mặt bằng được vận hành bởi 2 xy-lanh áp suất cao(đường kính nhỏ). Trục bánh răng cưa vận hành bỡi 2 xy lanh áp suất thấp(đường kính lớn). Khi kéo trên đường răng cưa, đầu kéo vận hành cả hai bộ phận cơ khí, hơi nước ép vào xy-lanh áp suất cao được thải qua các xy-lanh áp suất thấp để vận hành bộ trục bánh răng cưa. Tốc độ trên đường bằng 35km/giờ tuột xuống còn 15km/giờ trên đường răng cưa. Cũng có hệ thống hãm trục bánh răng cưa.
Người ta hãm các bánh xe răng cưa với những bánh răng cơ khí ghép vào hai bên bánh răng cưa nối liền với hệ thống truyền động. Ngày nay người ta dùng hệ thống phanh bằng bố thắng tương tự như bộ phận phanh hảm của xe mô-tô và ô-tô.
Sức kéo tối đa của tàu cũng chỉ ở mức không quá 65 tấn khi lên dốc và 55 tấn khi xuống dốc. Công suất của đầu kéo là 75 tấn.(Nguồn)


BỐ SUSU
11-2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét